Đăng bởi

8 điều người thành công vẫn làm để khích lệ bản thân mỗi ngày, còn chúng ta luôn bỏ qua

1-1489113044487

Chúng ta thường nghĩ rằng mình có thể đạt được mọi thứ mong muốn chỉ cần có khả năng. Tuy nhiên, khả năng không là chưa đủ. Điều quan trọng là bạn có đủ động lực để không bỏ cuộc vào những thời điểm quyết định trong cuộc sống hay không?

Điều gì ngăn cản bạn cố gắng đạt được thứ mà mình muốn? Khó khăn có làm cho bạn lùi bước không? Bạn có dám vượt qua những bức tường cứng nhắc ngoài kia để đi đến thành công không?
Để trả lời được những câu hỏi trên, bạn hãy học cách mà những người thành công vẫn làm để khích lệ bản thân cố gắng hơn mỗi ngày.

1. Thiết lập câu hỏi tại sao

Nếu một ngày nào đó bạn đến công ty và ông chủ nói rằng bạn phải chuẩn bị slide cho một bài thuyết trình vào lúc 3 giờ chiều mà không đưa ra bất cứ một lý do tại sao, liệu bạn có động lực để hoàn thành công việc này không? Có lẽ là không!
Nhưng nếu ông chủ nói với bạn rằng có một buổi thuyết trình quan trọng với khách hàng mang doanh số “khủng” về cho công ty, bạn có thay đổi thái độ của mình và ngay lập tức “lao đầu” vào chuẩn bị tài liệu không? Chắc chắn là có!
Trong cuộc sống cũng vậy, thay vì thiết lập danh sách những việc cần làm, bạn nên thiết lập những câu hỏi tại sao bạn phải làm việc đó và kết quả mong muốn cuối cùng của bạn là gì.

2. Tập trung vào mục tiêu lớn

Hầu hết chúng ta sẽ “xao nhãng” mục tiêu lớn khi có quá nhiều thứ buồn tẻ và lặp đi lặp lại. Đôi khi bạn chán nản và tự hỏi liệu mục tiêu đó có đáng để cho bạn mất nhiều thời gian và công sức đến vậy không? Bạn nghi ngờ mục tiêu lớn nhất do chính mình đặt ra.
Vì vậy, hãy luôn tập trung vào mục tiêu lớn ở mọi thời điểm. Jim Carrey từng bỏ học để kiếm tiền phụ giúp gia đình từ năm 15 tuổi. Nhưng điều đó không thể ngăn cản ông theo đuổi mục tiêu lớn nhất của đời mình và ông đã trở thành diễn viên hài nổi tiếng như hiện nay.

3. Viết ra ý tưởng

Để luôn luôn duy trì động lực cho bản thân, những người thành công sẽ viết ý tưởng của họ ra giấy. Bởi họ hiểu rằng ý tưởng không thể lúc nào cũng xuất hiện trong đầu và khi nó được liệt kê ra giấy, họ chỉ cần nhìn vào là biết mình phải làm gì.
Bên cạnh đó, việc viết ý tưởng và suy nghĩ ra giấy sẽ giúp bạn làm rõ được định hướng mà bạn đặt ra cho bản thân.

4. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ “hậu phương”

Để duy trì động lực mỗi ngày, bạn cần có một người luôn hỗ trợ vô điều kiện. Khi được hỏi về người đóng góp lớn đằng sau thành công, rất nhiều tỷ phú, triệu phú hay CEO thành đạt đều nói, đó là sự hỗ trợ và hy sinh từ người bạn đời của họ.
Nếu người bạn đời của bạn không hứng thú với những gì mà bạn đang theo đuổi, hãy trao đổi thẳng thắn với anh ấy/cô ấy để tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Mục đích cuối cùng là hãy cho bạn đời của bạn biết bạn đặt 100% nỗ lực để có một tương lai tốt hơn cho cả hai.

5. Tìm cảm hứng thay thế

Trong cuộc sống có một vài thời điểm chúng ta được khích lệ chỉ bởi một video đăng trên youtube. Nhưng nếu như cứ xem video đó lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có lúc bạn cảm thấy chán nản và video đó không còn truyền cảm hứng cho bạn nữa.
Người thành công biết được điều này và họ tìm những nguồn cảm hứng khác để thay thế, chẳng hạn như đọc một cuốn sách hoặc tìm đến một nhà cố vấn. Hãy lên kế hoạch tìm cho mình những nguồn cảm hứng thay thế để đảm bảo rằng bạn luôn được khích lệ mỗi ngày.

6. Đọc sách

Một trong những cách phổ biến nhất người thành công dùng để tạo động lực cho bản thân đó là đọc sách bất cứ khi nào có thể. Đọc sách giúp họ tạo ra những ý tưởng mới.
Bill Gates, một trong những người đàn ông giàu nhất hành tinh, vẫn giữa thói quen đọc 1 cuốn sách mỗi tuần bởi ông cho rằng kiến thức là chìa khoá dẫn đến thành công.

7. Tìm niềm vui

Mặc dù niềm vui không được coi là yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch, bạn cũng đừng bao giờ quên vai trò của nó trong cuộc sống. Hãy làm cho mọi thứ đơn giản hơn bằng cách tạo cho mình những niềm vui.
Khi được làm những việc giúp mình cảm thấy vui, dù khó khăn đến mấy bạn cũng có thể vượt qua được. Sự hài hước và niềm vui sẽ là động lực để bạn duy trì hướng đến mục tiêu mỗi ngày.

8. Thức dậy thật sớm

Khi dậy sớm, bạn sẽ có khoảng thời gian “nghỉ” để lên kế hoạch cho một ngày làm việc mới. Đó là lý do những người thành công luôn duy trì thói quen này mỗi ngày.

Tỷ phú Richard Branson, CEO của tập đoàn Virgin, cho biết ông thường thức dậy lúc 5:30 sáng để chạy bộ và ăn sáng trước khi đến nơi làm việc.

Trịnh Thơm

Theo Trí thức trẻ/Lifehack

Link cafef.vn/8-dieu-nguoi-thanh-cong-van-lam-de-khich-le-ban-than-moi-ngay-con-chung-ta-luon-bo-qua-20170310093045333.chn

Đăng bởi

Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí trong năm 2016

(Dân trí) – Nếu áp theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh thì năm 2016, Hà Nội có 123 ngày ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, áp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí.

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2017/received-1677147262578304-1484640095790.jpeg

Sáng 17/1, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam đã chia sẻ Báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016, trong đó tập trung vào phân tích số liệu AQI (chỉ số thể hiện chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe) và nồng độ bụi PM2.5 ở Hà Nội và TPHCM do đơn vị này thực hiện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong năm 2016 chỉ số AQI trung bình của Hà Nội là 121 (AQI từ 101-200 thuộc nhóm kém, những người nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài); nồng độ bụi mịn PM2.5 (một chất ô nhiễm nguy hiểm) ở Hà Nội là 50,5 Mg/m3 – cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nếu áp theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh thì năm 2016, Hà Nội có 123 ngày ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, áp theo tiêu chuẩn của WHO thì Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí.

Báo cáo nghiên cứu của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam cũng cho rằng năm 2016, Hà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm xuất phát từ các khu công nghiệp lớn của thành phố và có thêm sự cộng hưởng từ nguồn gây ô nhiễm ngoài biên giới.

Ở TPHCM những con số trên thấp hơn nhiều Hà Nội. Cụ thể, năm 2016, thành phố đông dân và có nhiều phương tiện giao thông nhất của Việt Nam chỉ có 14 ngày vượt quá quy chuẩn quốc gia và 175 ngày vượt quá tiêu chuẩn của WHO; trong khi chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi mịn PM2.5 là 28,3 Mg/m3.

Nhóm nghiên cứu đánh giá, các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của Hà Nội và TPHCM là do khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, nhà máy nhiệt điện, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình và ô nhiễm xuyên biên giới.

Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dân. Đơn cử như tại Hà Nội, tỷ lệ mắc viêm phế quản ở khu vực Thượng Đình (quận Thanh Xuân) cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng là Phú Thị, quận Gia Lâm.

Báo cáo hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí năm 2013 cũng cho thấy, các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người mắc các bệnh đường hô hấp cao gấp nhiều lần các đô thị khác. Các bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính ở vùng gần các khu vực sản xuất công nghiệp cao hơn rõ rệt so với các vùng đối chứng khác, ảnh hưởng không chỉ người lao động mà còn người dân và trẻ em.

Thế Kha

Link nội dung: http://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-co-282-ngay-o-nhiem-khong-khi-trong-nam-2016-20170117152404251.htm

Đăng bởi

Tại sao cầu thủ bị chấn thương đầu lại dễ tuột lưỡi và tử vong