Đăng bởi

Cho con đeo kính râm mùa hè coi chừng hỏng mắt

Đeo kính râm là cách bảo vệ đôi mắt trong những ngày hè. Tuy nhiên, cho con đeo kính râm mùa hè có thể làm hỏng mắt trẻ nếu các bậc phụ huynh chọn không đúng loại kính.

Các chuyên gia nhãn khoa cho rằng, cũng như người lớn, mắt trẻ nhỏ có thể bị tổn thương vì tia tử ngoại. Trẻ nhỏ mắt vẫn còn phát triển, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ bị tổn thương cao hơn cho nên cần thiết phải phòng tránh tia tử ngoại làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ.

Việc sử dụng kính râm cho con đeo mỗi khi ra đường là lựa chọn tốt của nhiều bậc phụ huynh.Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng việc lựa chọn phải kính rởm cho con sẽ vô tình hại con.

Trước đó, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ từng thu hồi của một số thương hiệu kính mát giá rẻ dành cho trẻ em với bề mặt kính sơn có chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép. Và các khung, gọng, giá đỡ trên kính mắt giá rẻ thường không bền. Chì rất độc hại với cơ thể con người và có thể gây ra một số bệnh kinh niên, mãn tính như bệnh thận hay bệnh thần kinh. Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến. Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn.

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, qua tìm hiểu có không ít trẻ nhỏ đến khám mắt mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc đeo kính vỉa hè kém chất lượng. Như trường hợp con gái chị Nguyễn Thị Lan Hương (Hưng Yên). Chị cho biết: “Tôi có mua một chiếc kính ngoài đường cho con gái đeo đi đường cho đỡ bụi. Sau một thời gian đeo, con gái cứ kêu mắt mỏi, đau, chảy nước mắt. Nghĩ con đau mắt, mình nhỏ thuốc cho con mãi không khỏi nên đã đi khám. Sau khi kiểm tra tôi giật mình mình bác sỹ nói nguyên nhân do đeo kính chất lượng kém làm ảnh hưởng tới thị lực của mắt khiến mắt bị đau nhức, chảy nước”.

Kính râm, mũ rộng vành là thứ cần thiết cho trẻ khi đi trời nắng. Ảnh minh họa

Theo BS Hoàng Cương (BV Mắt TƯ), đối với kính, mắt kính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Kính rẻ tiền không đạt chất lượng, mắt kính có cấu tạo lồi lõm hơn so với yêu cầu chuẩn sẽ gây biến dạng hình ảnh. Khi đeo thường xuyên, mắt sẽ phải tự điều tiết để thích nghi với sự biến dạng hình ảnh do kính gây ra dẫn tới các bệnh lý về mắt như giảm thị lực, rối loạn thị giác. Trẻ mà có tật khúc xạ ở mắt như: loạn thị, viễn thị đeo kính râm không đảm bảo chất lượng bệnh càng tăng nặng.

Việc đeo kính râm không có lớp chống tia UV – tia cực tím, đeo lúc đồng tử giãn hơn sẽ rất nguy hiểm có thể gây đục thủy tinh thể, bỏng giác mạc…

Để đảm bảo an toàn cho mắt trẻ, các chuyên gia nhãn khoa khuyên cách lựa chọn kính râm cho con:

– Bố mẹ nên chọn mua kính ở các hiệu kính uy tín. Với bé bị bệnh về mắt, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện

Kính bảo vệ mắt trẻ em Mini Ztek trong
Kính bảo vệ mắt trẻ em Mini Ztek trong – duy nhất đã kiểm tra chất lượng tại Mỹ

mắt để khám và đo loại kính phù hợp với thị lực.

– Kính mua nên chọn loại vừa vặn với khuôn mặt bé, gọng kính thoải mái. Nếu trẻ có hoạt động thể thao, nên chọn tròng kính chất liệu Polycarbonate là phù hợp nhất. Chất liệu này cũng khiến mắt kính sáng và an toàn hơn thuỷ tinh.

– Chọn cho con loại kính mắt có lớp phủ chống tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, trên nhãn có ghi rõ đặc điểm có thể ngăn chặn 99 – 100% tia UV.

– Về mầu săc, thời tiết nắng nóng không nên đeo cho bé cặp kính màu vàng vì sẽ làm hại võng mạc mắt của bé. Màu vàng chỉ thích hợp đeo trong buổi tối. Ra nắng, tốt nhất nên chọn cho bé màu mắt kính nâu hoặc màu hổ phách sẽ giúp giảm tia chói trong ánh sáng mặt trời.

– Khi bé đeo kính, cần hỏi cảm giác của bé như vậy sẽ biết kính có làm bé khó nhìn, khó chịu hay không. Sau mỗi lần bé đeo kính đi chơi, bố mẹ cần lau chùi kính sạch sẽ bằng dung dịch lau mắt kính.

Ngoài ra, để bảo vệ thêm cho mắt trẻ tránh khỏi tia UV, bạn nên cho trẻ đội thêm một chiếc mũ rộng vành khi đi ra ngoài vào lúc trời nắng để hạn chế tiếp xúc với tia cực tím.

Theo Hà My

Báo Gia đình & Xã hội

Link nội dung: http://dantri.com.vn/suc-khoe/cho-con-deo-kinh-ram-mua-he-coi-chung-hong-mat-20160531145655112.htm

Đăng bởi

Tia cực tím gây hại mắt như thế nào

5-10% ung thư da xuất hiện ở mí mắt. Đôi mắt là bộ phận duy nhất của cơ thể có các nội mô tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Tình trạng tầng ozone suy yếu khiến tia cực tím (UV) ngày càng ảnh hưởng gay gắt đến sức khỏe. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể gây hỏng mắt, không thể chữa trị hoặc thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Việc bảo vệ đôi mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời là rất cần thiết.

uv-and-your-eyes-9766-1394851807.jpg

Hằng Nguyễn (Theo Graphs)

Nguồn http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tia-cuc-tim-gay-hai-mat-nhu-the-nao-2964156.html

Đăng bởi

Cảnh giác ung thư da do bức xạ tia cực tím khi trời nắng nóng

Miền Nam đang vào đỉnh nắng nóng, các chuyên gia cảnh báo ánh mặt trời gay gắt và chỉ số tia cực tím cao có thể khiến da bị cháy, thậm chí ung thư nếu ở ngoài trời quá lâu mà không che chắn.

chong-nang-khi-ra-duong-ngay-he-de-phong-ung-thu-da-1

Bác sĩ khuyên mọi người nên tránh ra đường vào khoảng thời gian từ 10 đến 16h để hạn chế tác hại từ tia cực tím. Ảnh: Trần Ngoan.

Ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn vùng Nam bộ cho biết các tỉnh phía Nam đang trong đợt nắng nóng cực đỉnh của mùa hè. Nhiệt độ đo được ở Đồng Xoài, Bình Phước cao nhất lên đến 40 độ C, trong khi đó nền nhiệt ở TP HCM thấp hơn một chút so với các tỉnh lân cận, dao động từ 36 đến 38,2 độ C. Do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên toàn cầu, nền nhiệt trung bình ở khu vực Nam bộ cũng cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 0,7 đến 1,5 độ. Lượng mưa đo được đến hết tháng 4 cũng thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước.

Ông Dũng nhìn nhận một vấn đề mới nổi đang được các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu là các loại tia bước sóng ngắn từ ánh sáng mặt trời có hại cho sức khỏe con người, chẳng hạn như bức xạ cực tím (UV). Vỏ trái đất có tầng ozone đã cản bớt hầu hết lượng tia UV chiếu xuống trái đất, song càng về giữa trưa, khoảng cách giữa mặt trời và trái đất càng gần cùng với tình trạng bầu khí quyển ngày càng mỏng nên lượng tia cực tím xuyên qua tầng ozon vào trái đất nhiều hơn. Do đó ông Dũng khuyên mọi người cần chú ý hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, nếu có việc cần thiết phải ra đường vào thời điểm này thì nên che chắn cẩn thận để hạn chế tác hại.

Ở góc độ khác, ông Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng Dự báo khí tượng thủy văn, Đài Khí tượng thủy văn vùng Nam bộ lưu ý bức xạ mặt trời gia tăng cực điểm vào mùa hè là hiện tượng thời tiết bình thường, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới. Không chỉ riêng Việt Nam mà ở các nước nằm gần đường xích đạo như Thái Lan, Ấn Độ, chỉ số tia UV cũng ở mức cao liên tục từ 11 đến 12.

Ông Quyết giải thích, tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến như Mỹ xếp loại chỉ số tia UV từ 1 đến 12. Trong đó từ 3 trở xuống là bình thường chỉ ảnh hưởng phần nào nếu không che chắn sẽ gây đỏ da, đen, nám. Chỉ số UV càng cao thì càng có hại, đặc biệt vào giữa trưa có thể lên đến 11-12, nhìn thẳng vào ánh nắng mặt trời sẽ làm mắt mờ đi, tia cực tím có thể làm giảm thị lực. Một số trường hợp ra nắng nhiều ngày, kể cả khi tắm biển mà không che chắn có thể dẫn đến ung thư da.

Dù vậy ông Quyết khuyên mọi người không nên quá hoang mang bởi ánh nắng mặt trời nếu ở một mức độ an toàn không những không gây hại mà còn có lợi cho cơ thể, điển hình nhất là lượng vitamin D dồi dào rất tốt cho sức khỏe, ngay cả tia cực tím ở mức độ nhất định cũng có tác dụng diệt khuẩn. Đó là lý do người nước ngoài thích đến Việt Nam phơi nắng, mỗi lần từ 30 đến 40 phút.

che-chan-ky-khi-ra-duong-vao-mua-he-de-tranh-tia-cuc-tim-gay-ung-thu-da

Chỉ số tia UV đo được tại TP HCM từ ngày 7 đến 10/5 dao động từ 9 đến 12, được cảnh báo ở mức nguy hiểm. Ảnh: weatheronline.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng khám Da Liễu, Bệnh Viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết tia UV có 3 loại: A, B, C. Tia UVA có bước sóng từ 315 đến 380 nm, có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. UVB có bước sóng từ 280 đến 315 nm, gây say nắng, tổn thương, đen da. UVC bước sóng từ 100 nm đến 280 nm, có thể gây ung thư da.

UV còn gọi là tia tử ngoại hay cực tím tồn tại ở mọi thời điểm trong ngày từ sáng, chiều, tối, kể cả khi trời nắng hay có mây, mưa. Cường độ mạnh nhất là từ 10h đến 14-15h. Do vậy bác sĩ khuyên mọi người nên hạn chế để da trần ra đường vào khoảng thời gian này. Nếu có việc phải ra khỏi nhà trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h nên cân nhắc lựa chọn những biện pháp bảo vệ sau:

– Đội nón rộng vành, chiều rộng vành hơn 2,5 cm, che phủ 2/3 khuôn mặt.

– Sử dụng ô (dù), đeo mắt kính màu sậm hoặc đen, bịt kín khẩu trang. Khẩu trang phải phủ kín mặt, chỉ chừa 2 mắt kính, nên sử dụng loại vải dày, dệt chéo, màu đen, sậm sẽ có tác dụng chống nắng 90%, khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng 60%. Không nên chỉ dùng khẩu trang y tế bởi loại này rất mỏng chỉ có tác dụng cản bụi, không giúp chống nắng.

– Nếu có thể, hãy tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây trên đường có bóng mát.

– Sử dụng kem có SPF chống tia UVB và có dấu “*” hoặc “+” chống tia UVA. Cần lựa chọn kem chống nắng có cả 2 đặc tính trên để có thể chống cả tia UVA và B. Lưu ý: Chỉ số SPF càng cao, hiệu quả bảo vệ càng lâu nhưng nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Do vậy, chỉ số này khoảng 15 là được. Lưu ý một số tác dụng phụ của kem chống nắng có thể gây kích ứng da, thoa quá kỹ và dày có thể khiến da không hấp thụ được vitamin D.

Nên thoa kem chống nắng từ 15 đến 20 phút trước khi đi ra ngoài. Kem chỉ có tác dụng trong vòng 2 đến 3 giờ, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới để có tác dụng bảo vệ tốt, nếu không càng dễ bắt nắng. Đối với những người làm việc tại môi trường biển, ẩm ướt hay ra nhiều mồ hôi cứ sau 60 đến 90 phút nên thoa lại kem một lần, tốt nhất nên sử dụng kem chống nắng chống thấm nước. Phụ nữ mang thai và trẻ em cần hết sức cẩn trọng khi dùng kem chống nắng, nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại nào phù hợp.

– Nếu có điều kiện nên uống viên chống nắng có tác dụng bảo vệ từ bên trong với thời gian lâu hơn. Uống trước khi đi nắng khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ, lặp lại sau mỗi 6 tiếng. Thường dùng vào buổi sáng hoặc trưa.

Trần Ngoan

Nguồn http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/canh-giac-ung-thu-da-do-buc-xa-tia-cuc-tim-khi-troi-nang-nong-3398080.html

Đăng bởi

Tia cực tím tại TP.HCM vẫn duy trì mức gần cực đại

TTO – Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo thời tiết cho biết ngày 6-5, tia cực tím (UV) trên địa bàn TP.HCM tiếp tục ở mức gần giá trị cực đại 11/13 (theo thang của cơ quan dự báo của Mỹ).

Giá trị tia cực tím như trên đã duy trì liên tục nhiều ngày trên địa bàn TP. Tuy nhiên theo bà Lan trong ngày 6-5, giá trị này chỉ duy trì trong khoảng thời gian từ 11- 12g nhưng qua 13g30, giá trị trên giảm còn ở mức 8 và tiếp tục giảm xuống còn mức 5.

Nguyên nhân do thời điểm trên tại TP.HCM xuất hiện những đám mây dông dày đặc, sau đó trời mưa trên diện rộng.

Cũng theo bà Lan, trong những ngày tới, mưa dông vẫn xuất hiện đến khoảng ngày 10-5. Xen kẽ mưa dông vẫn có nắng nóng, khi trời quang mây, nắng nóng thì tia cực tím nhiều khả năng vẫn đạt giá trị 11/13 như những ngày qua và sẽ giảm khi có mưa dông xuất hiện.

Tia cực tím đạt giá trị 11/13 (thang màu tím) lúc 12g ngày 6-5 (nguồn: https://www.wunderground.com)

Trước đó TS.BS Nguyễn Trọng Hào, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, khuyến cáo bên cạnh lợi ích giúp sản xuất vitamin D cho cơ thể con người, tia cực tím có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.

Cụ thể, người đi dưới trời nắng có chỉ số cực tím cao có thể bị phỏng nắng (da sẽ đỏ, phồng rộp, gây cảm giác khó chịu), gây sạm da sau vài ngày, làm khởi phát và nặng hơn những bệnh liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm bì cơ, nám da, phát ban đa dạng ánh sáng…

Một người thường xuyên đi dưới trời nắng có chỉ số cực tím cao, sẽ có nguy cơ lão hóa da, ung thư da, ức chế hệ miễn dịch, đục thủy tinh thể cho mắt.

Theo bác sĩ Hào, ở nước ngoài người dân rất quan tâm đến chỉ số tia cực tím. Trong mục dự báo thời tiết đều có thông báo về chỉ số cực tím để người dân biết, sắp xếp công việc trong ngày và có biện pháp bảo vệ.

Cách tốt nhất là tránh ra nắng trong khoảng thời gian chỉ số cực tím cao. Nếu ra ngoài trong khoảng thời gian này, cần đội nón rộng vành, mặc quần áo dài tay, đeo kính mát, tập thói quen sử dụng kem chống nắng 20 phút trước khi ra nắng, thoa kem chống nắng có phổ rộng, có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Bên cạnh đó, trẻ em cần được bảo vệ tối đa. Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết đến 60% tia cực tím đến trái đất từ 10g-14g trong ngày. Do vậy, nên tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm này.

Khi đưa trẻ ra đường, cần cho trẻ đội nón rộng vành, mang khẩu trang, mặc áo tay dài và không để trẻ tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Khi trẻ tiếp xúc với nắng nóng ở nhiệt độ cao, trong nhiều giờ có thể bị lả nhiệt hoặc sốc nhiệt.

Lả nhiệt (nhiệt độ tăng cao làm cho em bé mệt lả) là khi trẻ mệt mỏi, có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đau cơ, vọp bẻ, nhịp tim nhanh, nước tiểu ít, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng đến 38 độ.

Còn sốc nhiệt là nặng hơn, khi đó cơ thể trẻ sẽ lên đến 40 độ C, kèm theo những biểu hiện rối loạn về tri giác, lú lẫn, lơ mơ, hôn mê, co giật và tổn thương các cơ quan như gan, thận…

Lưu ý là 90% tia cực tím vẫn xuyên qua được đám mây. Đặc biệt trong mùa nắng nóng mà ra biển thì tác hại của tia cực tím còn nhiều hơn vì tia cực tím phản xạ từ mặt nước biển và bãi cát lên cơ thể con người.

Ngay cả khi đội nón rộng vành và đeo khẩu trang, mặc áo khoác vẫn không tránh được tia cực tím như nhiều người tưởng.

QUANG KHẢI

Theo http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160506/tia-cuc-tim-tai-tphcm-van-duy-tri-muc-gan-cuc-dai/1096498.html

Đăng bởi

Làng kính… hại mắt

Tiến sĩ Nguyễn Đức Anh, Trưởng khoa Khúc xạ (Bệnh viện Mắt T.Ư), cho biết kính trôi nổi trên thị trường có chất lượng quang học không tốt vì làm bằng chất liệu nhựa rẻ tiền, không có tác dụng lọc tia cực tím mà ngược lại làm giảm ánh sáng khiến đồng tử phải giãn to hơn, dẫn đến tia cực tím vào mắt nhiều hơn. Tia cực tím vào nhiều trong mắt có thể gây đục thủy tinh thể, ảnh hưởng tới võng mạc, dễ gây ra tổn thương mộng ở mắt và làm giảm khả năng nhìn của mắt.

Làng Lịch Động (xã Đông Các, H.Đông Hưng, Thái Bình), nhiều năm nay được giới buôn kính xem là trạm trung chuyển kính dỏm lớn nhất miền Bắc. Đủ loại kính được sản xuất nơi đây, sau đó bán ra các tỉnh miền Bắc với giá rẻ “không thể tưởng tượng”.

Lang kinh hai mat

Cửa hàng kính mắt san sát tại Lịch Động – Ảnh: Nguyễn Tuấn

Kính lão giá… 2.000 đồng!

Vừa đặt chân tới Lịch Động, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà trưng biển hiệu kính mắt san sát nhau, bên trong cửa hàng là những kho chứa chất đầy kính mắt đủ loại. Tại cơ sở lắp ráp kính mắt M.Đ ở gần khu chợ Lịch Động, trên nền đất hàng ngàn hộp mắt kính đủ các loại kính râm, kính lão, kính cận xếp la liệt choán hết cả lối đi. Trong kho, hàng trăm kiện hàng đựng các phụ kiện gọng, mắt kính vẫn còn nguyên tem mác Trung Quốc xếp chồng chất lên nhau. Khu vực gia công kính mắt nằm kế bên lúc nào cũng có 2 – 3 người làm việc.

Các công đoạn gia công kính mắt thời trang giá rẻ vô cùng đơn giản. Đầu tiên, một nhân viên cắt phôi để tạo hình mắt kính, sau đó chuyển qua nhân viên dùng máy mài nhẵn đường viền. Thao tác cuối cùng là lắp mắt kính vào gọng rồi bỏ vào bao bì ni lông. Bình quân hơn 1 phút, một chiếc kính râm đã được hoàn thành từ dây chuyền này.
 
Lang kinh hai mat

Khu vực gia công lắp ráp kính râm giá rẻ từ gọng, mắt kính nhập từ Trung Quốc – Ảnh: Nguyễn Tuấn

Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi ngày, cơ sở M.Đ sản xuất hàng trăm kính các loại, chủ yếu bán buôn cho các mối quen ở khắp các tỉnh miền Bắc. Ông chủ tên Đ. cho biết phụ kiện để lắp ráp kính mắt chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. “Hàng rẻ 2.000 đồng/cặp mắt kính; gọng 3.000 – 4.000 đồng/chiếc, còn hàng đắt thì 20.000 – 30.000 đồng/cặp mắt kính; gọng 10.000 – 15.000 đồng/chiếc”, ông Đ. cho hay.

“Muốn bao nhiêu, loại nào cũng có”

Được sự giới thiệu của “người trong ngành”, chúng tôi tiếp cận được với T., đầu nậu có ngót nghét chục năm buôn kính ở Lạng Sơn, chuyên nhập hàng từ Trung Quốc và bán lại cho dân buôn kính ở Lịch Động. Theo lời quảng cáo, T. có xưởng chuyên sản xuất và lắp ráp kính mắt ở Lũng Vài (Bằng Tường, Quảng Châu) – nơi được coi là “thủ phủ” sản xuất gọng, mắt kính quy mô lớn ở Trung Quốc. Mặc dù người gốc Trung Quốc nhưng T. nói tiếng Việt rất sõi. “Tìm tới đây là rẻ nhất rồi, không có cửa nào rẻ hơn đâu. Muốn bao nhiêu cũng có, kính mắt loại nào cũng có, cứ qua cửa khẩu anh giao hàng”, T. nhiệt tình mời. Anh ta tự giới thiệu, so với giá bán buôn từ các chủ kính ở Lịch Động, mức giá của T. rẻ hơn từ vài nghìn tới vài chục nghìn mỗi chiếc. Thậm chí, theo lời T., anh ta còn bán gọng, mắt kính theo cân ký. Tuy nhiên, đây là hàng bị lỗi, tay nghề phải thành thạo thì mới gia công được kính hoàn thiện.

Ngoài kính thời trang, các lò ráp kính ở Lịch Động còn làm cả kính cận, kính lão, kính mắt trẻ em. Thế nhưng, quá trình tìm hiểu tại đây chúng tôi không hề thấy thiết bị đo đạc chuyên dụng nào; trên mắt kính tuyệt nhiên không có thông số về chất lượng sản phẩm hay bảo hành…

Tại Lịch Động, ngoài những cơ sở lắp ráp, nhiều người còn nhập kính mắt nguyên chiếc rồi vận chuyển đi khắp các tỉnh thành trong cả nước tiêu thụ.  Giá một chiếc kính mát rẻ tiền bán cho người đi đường ở mức 50.000 – 70.000 đồng thì nơi này nhập về nguyên chiếc chỉ 10.000 – 12.000 đồng/chiếc; nếu nhập mắt, gọng kính rời về lắp ráp, tính cả gia công còn rẻ hơn: 5.000 – 7.000 đồng/chiếc. Cá biệt, cơ sở của ông Đ. bán buôn loại kính lão chỉ… 2.000 đồng/chiếc.

“Tìm đến cửa hàng của chị là đúng nhất rồi, kính mắt giá rẻ loại nào cũng có”, bà chủ cửa hàng N. miệng quảng cáo, tay lấy các loại kính cho khách xem và báo giá: kính râm đen rẻ nhất 5.000 – 7.000 đồng/chiếc, kính trẻ em 8.000 đồng/chiếc… Thấy khách chưa ưng ý, bà này lôi ra một xấp kính giả, nhái theo hàng hiệu, từ Rayban, Wansha, Gucci, đến Chanel…, tất cả đều đồng giá 50.000 – 60.000 đồng/chiếc.

“Xã ủng hộ, mình vào làm không thuận”

 Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Đông Các, thừa nhận trên địa bàn có nhiều hộ kinh doanh kính mắt. Tuy nhiên về số lượng, nguồn gốc xuất xứ thì ông Quảng trả lời “không biết được” với lý do “địa phương không quản lý và không có chức năng quản lý ngành đó”.

Theo ông Quảng, mỗi đợt kiểm tra lực lượng quản lý thị trường (QLTT) không liên hệ với xã nên không biết được việc có phát hiện hàng không nguồn gốc, xuất xứ hay không (!?).

Trong khi đó, ông Phí Nhật Tỏ, Đội trưởng Đội QLTT H.Đông Hưng thông tin trên địa bàn có 12 cơ sở kinh doanh lớn, còn các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thể tính hết. Về nguồn gốc kính mắt, ông Tỏ nói: “Không biết nhập ở đâu vì phần lớn hàng kính nhập về là hàng không có nhãn mác”.
 
Lang kinh hai mat

Ông Đ. đang gia công kính tại cơ sở ở Lịch Động – Ảnh: Nguyễn Tuấn

“Những lần kiểm tra hóa đơn đầu vào cho thấy chủ yếu hàng kính được nhập qua tiểu ngạch. Trước đây tại Lịch Động, lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện tiêu hủy số lượng lớn kính mắt không nguồn gốc hóa  đơn chứng từ”, ông Tỏ nói và “phân bua”: “Có lần công an kinh tế và QLTT cùng vào phát hiện hàng dỏm nhưng khó xử lý, phức tạp lắm. Nghề buôn kính giải quyết việc làm cho lao động địa phương nên xã ủng hộ để phát triển, mình vào làm không thuận”.
 
Cũng theo ông Tỏ, từ đầu năm 2014 tới nay Đội QLTT H.Đông Hưng chưa phát hiện xử phạt vụ nào liên quan tới kính mắt dỏm vì… chưa kiểm tra lần nào.
 

Nguy cơ mờ mắt, hỏng võng mạc

Tại Hà Nội, dọc vỉa hè các tuyến phố Trường Chinh (Q.Đống Đa), Giải Phóng, Nguyễn Xiển (Q.Hoàng Mai), Phạm Văn Đồng (Q.Nam Từ Liêm)… la liệt các sạp hàng bán kính giá rẻ được chủ hàng trưng ra hút khách.

Tại các chợ đầu mối lớn như chợ Đồng Xuân (Q.Hoàn Kiếm), chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Xanh (Q.Cầu Giấy)… kính giả, nhái các thương hiệu kính lớn được bày bán tràn ngập với giá bèo. Kính râm giả, nhái hiệu Rayban bình quân 30.000 –  50.000 đồng/chiếc; các loại khác rẻ nhất 25.000 đồng/chiếc, đắt nhất không quá 120.000 đồng/chiếc. Chủ một cửa hàng bán kính mắt ở chợ Đồng Xuân (Q.Hoàn Kiếm) tuyên bố xanh rờn: “100% hàng nhái do Trung Quốc sản xuất, bói đâu ra hiệu mà giá rẻ như thế”.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Anh, Trưởng khoa Khúc xạ (Bệnh viện Mắt T.Ư), cho biết kính trôi nổi trên thị trường có chất lượng quang học không tốt vì làm bằng chất liệu nhựa rẻ tiền, không có tác dụng lọc tia cực tím mà ngược lại làm giảm ánh sáng khiến đồng tử phải giãn to hơn, dẫn đến tia cực tím vào mắt nhiều hơn. Tia cực tím vào nhiều trong mắt có thể gây đục thủy tinh thể, ảnh hưởng tới võng mạc, dễ gây ra tổn thương mộng ở mắt và làm giảm khả năng nhìn của mắt.

Ông Đức Anh cảnh báo những người có tật khúc xạ, dùng kính tự lắp thủ công sẽ rất nguy hiểm vì để có cặp kính đạt chuẩn cần phải có nhiều quy trình đo mắt, lập đơn kính, lắp ráp tại những cửa hàng kính mắt được cấp chứng chỉ mài lắp kính.

Nguyễn Tuấn 

Nguồn http://thanhnien.vn/suc-khoe/lang-kinh-hai-mat-455289.html