Đăng bởi

Giới nhà giàu Mỹ chống tuổi già bằng máu của thanh niên

Đăng bởi

Giảm thị lực vì kính áp tròng

(Dân trí) – Đeo kính áp tròng thời trang, bạn trẻ có thể thay đổi màu mắt theo ý thích. Thế nhưng bên cạnh đó, người đeo kính áp tròng cũng phải chấp nhận nguy cơ rủi ro.

Khổ vì thời trang

 

Sở hữu một đôi mắt to đen láy, nhưng cô sinh viên năm thứ 2 ĐH Văn hóa Hà Nội N.T.K vẫn không vừa ý vì cho rằng màu mắt đen không hợp với dáng người cao 1m65, lại càng không hợp với cái mũi cao, làn da trắng rất tây của mình. K quyết định “thửa” cho mình một cặp kính áp tròng màu nâu hạt dẻ. Đeo kính áp tròng chưa đầy 1 tuần, K đã luôn bị chảy nước mắt, đỏ mắt, giảm thị lực. Kết quả khám mắt cho thấy K bị viêm giác mạc do dùng kính áp tròng và nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn qua những lần tháo rửa kính không đúng cách của mình. 

 

Theo BS Trần Thế Hưng, Bệnh viện mắt Sài Gòn, Hà Nội, bệnh viện đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị tổn thương mắt do sử dụng kính áp tròng (kể cả kính áp tròng có số và không số). Trong quá trình đeo và tháo lắp kính thường xuyên, chỉ cần vô ý có thể làm trầy xước mắt, hoặc cũng có thể bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, vi rút từ dung dịch rửa kính.

 

BS Hưng cho hay, kính áp tròng cận thị thích hợp và tiện dụng với người chơi thể thao, làm việc văn phòng hoặc trong môi trường ít bụi. Tuy nhiên, khi đeo kính áp tròng phải hiểu biết cách bảo quản kính và bảo vệ mắt. Trên thực tế, số người lựa chọn kính áp tròng cận thị để điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt không nhiều, mà chủ yếu là các bạn trẻ thích chạy theo thời trang, dùng kính không số có mầu sắc đa dạng (mầu nâu, xanh, lục, mầu khói…) để đổi màu cho mắt mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Lưu ý khi dùng kính áp tròng

 

– Tốt nhất, chỉ khi có đôi mắt khoẻ mạnh, không bị kích ứng với kính áp tròng và được sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ mới nên dùng kính áp tròng.

 

– Không nên lạm dụng như một thứ hàng thời trang sẽ gây hại cho mắt.

 

– Kính áp tròng không được đeo quá thời gian chỉ định.

 

– Khám định kỳ để phát hiện kịp thời những vi chấn thương ở mắt.

 

– Chỉ sử dụng khi thật cần thiết và nên xen kẽ giữa kính áp tròng và kính gọng để đôi mắt được nghỉ ngơi, đủ dinh dưỡng.

Vì khi đeo kính áp tròng lâu có thể gây vi sang chấn, tức là chấn thương nhỏ, nhìn bình thường không thể thấy được. Biểu hiện thường là khó chịu, cộm ở mắt. Những vết xước không được điều trị ngay có thể thành sẹo, nếu để  lâu có thể gây viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù loà. Ngoài ra, người đeo kính áp tròng còn có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, vi nấm, virus, ký sinh trùng từ dung dịch rửa kính.

 

“Đáng nói là nhiều người tự ý dùng kính áp tròng, còn các cửa hàng thì “vô tư” bán cho khách mà không cần biết người đeo kính có một đôi mắt khoẻ hay không. Vì chỉ có thể đeo kính áp tròng khi mắt hoàn toàn khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm, không bị khô mắt. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ người Việt Nam bị bụi, sạn vôi mắt hột, viêm giác mạc… khá cao. Khi đó, nếu đeo kính áp tròng, nguy cơ bị tổn thương mắt, nhiễm khuẩn… dẫn đến giảm thị lực là khó tránh khỏi”, BS Hưng cảnh báo.

 

Chỉ dùng khi có chỉ định

 

Mặc dù kính áp tròng mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng kính áp tròng không được khuyến cáo sử dụng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi của nước ta. “Các bác sĩ thường không khuyến cáo dùng, càng hạn chế dùng càng tốt. Vì tỷ lệ người dùng có thể khiến mắt khô, đỏ, cảm giác vướng, viêm loét, nhiễm khuẩn là rất cao”, BS Hưng nói. 

 

Nếu sử dụng kính áp tròng quá 3 năm có thể gây tổn thương ở mắt, khiến mắt dễ viêm nhiễm. Một số bệnh thường gặp do đeo kính áp tròng như viêm biểu mô giác mạc, nhiễm ký sinh trùng giác mạc, nhiễm các vi sinh vật… Hơn nữa, bản chất kính áp tròng là 1 hợp chất, nó có thể gây dị ứng, kích ứng với từng người, không phải ai cũng có thể đeo được kính áp tròng. Do vậy, trước khi quyết định đeo kính áp tròng phải đi khám mắt cẩn thận và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc do kính áp tròng gây ra.

 

Tại Việt Nam hiện nay phổ biến loại kính áp tròng mềm, có số hoặc không số. Loại kính này không có trao đổi khí nên nếu đeo liên tục sẽ khiến giác mạc không trao đổi được khí, gây mờ mắt, có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt.

 

Mắt cũng sẽ bị nhiễm trùng nếu kính áp tròng không được ngâm rửa, sát trùng trước khi đeo. Ngoài ra, môi trường khói bụi của Việt Nam khiến người đeo kính áp tròng có nguy cơ bị bụi chen vào giữa kính áp tròng và giác mạc, gây trầy xước cho mắt, dẫn đến sẹo giác mạc hoặc viêm giác mạc.

 

Hồng Hải

Link nội dung: http://dantri.com.vn/suc-khoe/giam-thi-luc-vi-kinh-ap-trong-1181104918.htm

Đăng bởi

Nắng nóng đầu mùa ở Sài Gòn khiế n nhiều trẻ nhỏ đổ bệnh

Đăng bởi

Công dụng của nước mắt nhân tạo

Đăng bởi

Những cách bảo vệ mắt dưới trời nắng nóng

Đăng bởi

Trung Quốc ghép mắt lợn cho người

Đăng bởi

Chắt nội vua Thành Thái hồi phục sau 2 năm chữa bại não

Đăng bởi

Hàng nghìn người mù lòa vì thói quen nguy hiểm này

(Dân trí) – Một bé trai 10 tuổi không nhìn thấy ánh sáng, hàng nghìn bệnh nhân trong cả nước cũng suy giảm thị lực, mù lòa không thể phục hồi bởi thói quen nguy hiểm, cứ mắt cồm cộm, ngứa ngứa là nhỏ thuốc bừa bãi.

Giảm thị lực, mù mắt vì thói quen nguy hiểm

Chiều 14/3, tại Lễ Mit ting hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới (từ ngày 12/3 đến ngày 18/3), bác sĩ Phạm Thu Hà, khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) chia sẻ sự nuối tiếc vì không thể cứu được thị lực của bé trai 10 tuổi, vì bố mẹ dùng thuốc nhỏ mắt bừa bãi cho trẻ.

Khám mắt cho bệnh nhân mắc Glôcôm tại BV Mắt Trung ương. Ảnh: H.Hải

Khám mắt cho bệnh nhân mắc Glôcôm tại BV Mắt Trung ương. Ảnh: H.Hải

Ban đầu, bệnh nhi chỉ bị viêm kết mạc dị ứng với biểu hiện đỏ, ngứa mắt, gia đình không đưa con đi khám mà tự ra hiệu thuốc gần nhà, được bán cho loại thuốc có corticoid để nhỏ. Quả đúng như “thần dược”, ngay ngày đầu tiên trẻ đã hết ngứa mắt nên gia đình cho rằng hợp thuốc, tiếp tục dùng cho con.

Cứ thế, mỗi lần trẻ bị tái phát viêm kết mạc dị ứng, người nhà lại bê nguyên thuốc ban đầu nhỏ cho trẻ. Đến lần này, “thần dược” đã không còn hiệu quả, càng nhỏ mắt trẻ càng đỏ, rồi nhìn mờ không nhìn thấy gì gia đình mới đưa con đi khám thì đã muộn. Bé được đưa đến BV Mắt Trung ương trong tình trạng viêm kết mạc dị ứng rất nặng, đục thủy tinh thể do corticoid.

BS Hà cho biết thêm, hiện trẻ đang được điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp, thuốc chống dị ứng… nỗ lực để giữ lại thị lực cho trẻ. Nhưng đặc điểm của căn bệnh này là bệnh nhân bị teo dây thần kinh thị giác, thị trường mắt (khoảng không gian mắt bao quát được) của trẻ bị thu hẹp lại khiến trẻ không thể nhìn được như bình thường.

Theo BS Hà, điều trị cho bệnh nhân nhỏ tuổi rất khó khăn, nó là cả một quá trình không bao giờ ngừng nghỉ bởi đáp ứng điều trị ở trẻ kém hơn người lớn. Có những giai đoạn trẻ đỡ nhưng rồi lại nặng hơn, thuốc giảm tác dụng, trẻ em có nguy cơ tái phát cao.

Dừng ngay việc dùng thuốc nhỏ mắt bừa bãi

Theo PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Mắt trung ương, khí hậu, môi trường Việt Nam có đặc thù rất hay gây dị ứng mắt. Để đối phó với tình trạng dị ứng này, nhiều người cứ thấy dặm dặm, ngứa ngứa mắt là tra thuốc, để rồi dẫn đến tình trạng giảm thị lực, mù lòa không thể phục hồi.

Tại BV Mắt Trung ương, rất nhiều bệnh nhân giảm thị lực, mù lòa vì Glôcôm đến khám vì nguyên nhân dùng corticoid.

“Trên thị trường bán nhiều loại thuốc nhỏ mắt chứa steroids – corticoid trị chứng ngứa mắt, khô mắt, viêm kết mạc và việc dùng tùy tiện trong thời gian dài không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến Glôcôm. Theo thống kê tại BV Mắt, tỉ lệ bệnh nhân Glôcôm có tiền sử tra thuốc corticoid kéo dài chiếm đến 31,7%”, TS Sơn nói.

Ảnh hưởng của dùng corticoid với thị lực là không thể phục hồi. Đây là loại thuốc chống viêm hiệu quả nhưng gây nhiều tác dụng phụ phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Dùng Corticoid dài ngày có nguy cơ gây đục thủy tinh thể và bệnh glôcôm.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần từ bỏ thói quen nguy hiểm, cứ thấy mắt cộm cộm, ngứa ngứa là ra hiệu thuốc mua thuốc tự tra mắt.

“Khi nhỏ mắt, chẳng mấy người để ý đến thành phần của thuốc, không biết thuốc chứa corticoid nguy hiểm, càng dùng dài ngày càng gây hại”, BS Hà khuyến cáo.

Cảnh giác dấu hiện “vòng cầu vồng” khi nhìn đèn

Tuần lễ Glôcôm thế giới với chủ đề Phát hiện và kiểm soát bệnh glôcôm. Glôcôm (còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, cườm nước) là một bệnh thường gặp do tình trạng tăng nhãn áp quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thị thần kinh và tổn hại thị trường đặc biệt. Nó là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Tại Việt Nam qua điều tra năm 2007, tỷ lệ mù hai mắt do Glôcôm ở người > 50 tuổi chiếm 6,5%, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù ở Việt Nam. Việt Nam hiện nay có khoảng 24.800 người mù do Glôcôm. Glôcôm thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Bểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ. Có thể chỉ nhìn mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng đến mức chỉ giơ tay trước mặt cũng chỉ thấy bóng bàn tay…. Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết dỉ mắt, giác mạc mờ đục… Khi thấy những dấu hiệu này cần khám chuyên khoa mắt.

Bệnh Glôcôm là bệnh tiến triển mãn tính suốt đời, có thể biến chuyển nặng lên hoặc tái phát sau điều trị nên cần tái khám đều đặn.

Hồng Hải

Link nội dung: http://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-nghin-nguoi-mu-loa-vi-thoi-quen-nguy-hiem-nay-20170314210206369.htm

Đăng bởi

Kính cận vỡ đâm nhiều mảnh vào mắt bé trai 11 tuổi

Đăng bởi

Khoa học chứng minh suy nghĩ tích cực đôi khi lại là rào cản trên con đường đến thành công của bạn

photo-1-1486634621403-55-0-454-750-crop-1486634658610-1486691948230.jpg

“Hãy suy nghĩ tích cực và thành công sẽ đến.”

Sức mạnh của câu thần chú này thường bị thổi phồng lên như một bí quyết để thành công. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Gabriele Oettingen lại nghĩ khác. Bà cho rằng những suy nghĩ lạc quan thực ra lại có thể trở thành vật cản khiến bạn không đạt được mục tiêu của mình.

Trên thực tế, bà còn nói rằng khi đang theo đuổi những mục tiêu cực kỳ quan trọng, thì tư tưởng lạc quan sẽ có hại nhiều hơn là có lợi.

Trong một nghiên cứu, Oettingen chia ngẫu nhiên các sinh viên ra thành 2 nhóm. Bà yêu cầu nhóm đầu tiên mơ tưởng về việc được điểm cao, được dự những bữa tiệc hoành tráng và suy nghĩ tích cực về mọi điều có thể xảy ra trong tuần tiếp theo. Các sinh viên ở nhóm thứ 2 được yêu cầu ghi lại những suy nghĩ của mình và nghĩ về tuần tiếp theo, bất kể là những ý nghĩ đó tốt hay xấu. Điều đáng ngạc nhiên là những sinh viên ở nhóm 1 lại hoàn thành được ít việc đã đề ra hơn so với sinh viên ở nhóm 2 – những người có lối suy nghĩ thực tế hơn.

Sự lạc quan mù quáng hóa ra lại không có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ như ta vẫn nghĩ. Tại sao lại như vậy?

Suy nghĩ tích cực sản sinh ra một phản ứng tâm lý – làm giảm huyết áp của bạn – và Oettingen cho rằng phản ứng này khiến động lực của chúng ta không còn mạnh mẽ như lúc đầu nữa. Trạng thái thư giãn này có thể tạo ra cảm giác thỏa mãn. Khi mơ tưởng về điều gì đó, chúng ta muốn đánh lừa tâm trí của mình để nghĩ rằng mình đã đạt được điều đó rồi, và vì thế sẽ làm giảm động lực cần có để thực sự đạt được điều đó.

photo-0-1486691948794.jpg

Trong khi Oettingen nói rằng điều này không có nghĩa là chúng ta lúc nào cũng phải suy nghĩ tiêu cực, thì vấn đề có vẻ sẽ xảy ra khi chúng ta chỉ mơ tưởng về một mục tiêu mà mình muốn đạt được. Suy nghĩ tích cực về việc các mục tiêu trở thành hiện thực sẽ không mang lại cho chúng ta năng lượng và nỗ lực cần thiết để nhận ra các mục tiêu này.

Để thực hiện điều này, Oettingen đã xây dựng một kỹ thuật gọi là "tương phản tâm trí", một phương pháp kết hợp thực tế, giúp người ta thấy rõ những mong muốn của mình và nhận diện được những trở ngại.

Phương pháp này được khái quát lại bởi từ viết tắt WOOP (Wish, Outcome, Obstacle, Plan).

Wish (Mong muốn): Cứ tiếp tục mơ tưởng để biết được mình muốn gì.

Outcome (Kết quả): Tưởng tượng ra kết quả, cho phép bản thân mình trải nghiệm cảm giác đạt được điều mình mong muốn.

Obstacle (Trở ngại): Nhận diện những gì ngăn cản bạn thực hiện ước mơ của mình và khiến bạn không có được trải nghiệm mà mình mong muốn.

Plan (Kế hoạch): Đặt ra kế hoạch thực hiện, suy nghĩ xem bạn sẽ vượt qua những trở ngại mình nhận diện được như thế nào.

Quá trình tương phản tâm trí này không chỉ gắn những ước mơ của bạn với hiện thực, mà nó còn có thể giúp bạn đặt ra mức độ ưu tiên cho những việc cần làm. Hơn nữa quá trình này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi mơ tưởng viển vông về một mục tiêu bất hợp lý mà bạn không thể đạt được.

Theo Đinh Vân – Theo Trí Thức Trẻ

Link cafef.vn/khoa-hoc-chung-minh-suy-nghi-tich-cuc-doi-khi-lai-la-rao-can-tren-con-duong-den-thanh-cong-cua-ban-20170210090110551.chn