Đăng bởi

Cho con đeo kính râm mùa hè coi chừng hỏng mắt

Đeo kính râm là cách bảo vệ đôi mắt trong những ngày hè. Tuy nhiên, cho con đeo kính râm mùa hè có thể làm hỏng mắt trẻ nếu các bậc phụ huynh chọn không đúng loại kính.

Các chuyên gia nhãn khoa cho rằng, cũng như người lớn, mắt trẻ nhỏ có thể bị tổn thương vì tia tử ngoại. Trẻ nhỏ mắt vẫn còn phát triển, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ bị tổn thương cao hơn cho nên cần thiết phải phòng tránh tia tử ngoại làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ.

Việc sử dụng kính râm cho con đeo mỗi khi ra đường là lựa chọn tốt của nhiều bậc phụ huynh.Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng việc lựa chọn phải kính rởm cho con sẽ vô tình hại con.

Trước đó, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ từng thu hồi của một số thương hiệu kính mát giá rẻ dành cho trẻ em với bề mặt kính sơn có chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép. Và các khung, gọng, giá đỡ trên kính mắt giá rẻ thường không bền. Chì rất độc hại với cơ thể con người và có thể gây ra một số bệnh kinh niên, mãn tính như bệnh thận hay bệnh thần kinh. Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến. Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn.

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, qua tìm hiểu có không ít trẻ nhỏ đến khám mắt mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc đeo kính vỉa hè kém chất lượng. Như trường hợp con gái chị Nguyễn Thị Lan Hương (Hưng Yên). Chị cho biết: “Tôi có mua một chiếc kính ngoài đường cho con gái đeo đi đường cho đỡ bụi. Sau một thời gian đeo, con gái cứ kêu mắt mỏi, đau, chảy nước mắt. Nghĩ con đau mắt, mình nhỏ thuốc cho con mãi không khỏi nên đã đi khám. Sau khi kiểm tra tôi giật mình mình bác sỹ nói nguyên nhân do đeo kính chất lượng kém làm ảnh hưởng tới thị lực của mắt khiến mắt bị đau nhức, chảy nước”.

Kính râm, mũ rộng vành là thứ cần thiết cho trẻ khi đi trời nắng. Ảnh minh họa

Theo BS Hoàng Cương (BV Mắt TƯ), đối với kính, mắt kính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Kính rẻ tiền không đạt chất lượng, mắt kính có cấu tạo lồi lõm hơn so với yêu cầu chuẩn sẽ gây biến dạng hình ảnh. Khi đeo thường xuyên, mắt sẽ phải tự điều tiết để thích nghi với sự biến dạng hình ảnh do kính gây ra dẫn tới các bệnh lý về mắt như giảm thị lực, rối loạn thị giác. Trẻ mà có tật khúc xạ ở mắt như: loạn thị, viễn thị đeo kính râm không đảm bảo chất lượng bệnh càng tăng nặng.

Việc đeo kính râm không có lớp chống tia UV – tia cực tím, đeo lúc đồng tử giãn hơn sẽ rất nguy hiểm có thể gây đục thủy tinh thể, bỏng giác mạc…

Để đảm bảo an toàn cho mắt trẻ, các chuyên gia nhãn khoa khuyên cách lựa chọn kính râm cho con:

– Bố mẹ nên chọn mua kính ở các hiệu kính uy tín. Với bé bị bệnh về mắt, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện

Kính bảo vệ mắt trẻ em Mini Ztek trong
Kính bảo vệ mắt trẻ em Mini Ztek trong – duy nhất đã kiểm tra chất lượng tại Mỹ

mắt để khám và đo loại kính phù hợp với thị lực.

– Kính mua nên chọn loại vừa vặn với khuôn mặt bé, gọng kính thoải mái. Nếu trẻ có hoạt động thể thao, nên chọn tròng kính chất liệu Polycarbonate là phù hợp nhất. Chất liệu này cũng khiến mắt kính sáng và an toàn hơn thuỷ tinh.

– Chọn cho con loại kính mắt có lớp phủ chống tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, trên nhãn có ghi rõ đặc điểm có thể ngăn chặn 99 – 100% tia UV.

– Về mầu săc, thời tiết nắng nóng không nên đeo cho bé cặp kính màu vàng vì sẽ làm hại võng mạc mắt của bé. Màu vàng chỉ thích hợp đeo trong buổi tối. Ra nắng, tốt nhất nên chọn cho bé màu mắt kính nâu hoặc màu hổ phách sẽ giúp giảm tia chói trong ánh sáng mặt trời.

– Khi bé đeo kính, cần hỏi cảm giác của bé như vậy sẽ biết kính có làm bé khó nhìn, khó chịu hay không. Sau mỗi lần bé đeo kính đi chơi, bố mẹ cần lau chùi kính sạch sẽ bằng dung dịch lau mắt kính.

Ngoài ra, để bảo vệ thêm cho mắt trẻ tránh khỏi tia UV, bạn nên cho trẻ đội thêm một chiếc mũ rộng vành khi đi ra ngoài vào lúc trời nắng để hạn chế tiếp xúc với tia cực tím.

Theo Hà My

Báo Gia đình & Xã hội

Link nội dung: http://dantri.com.vn/suc-khoe/cho-con-deo-kinh-ram-mua-he-coi-chung-hong-mat-20160531145655112.htm

Đăng bởi

Nhiều bé bị tổn thương mắt do nghịch ngợm

(Yeusuckhoe.net) – Tung hứng quẹt gas cùng với cậu em trai, rồi trượt tay khiến chiếc bật lửa rơi xuống nền nhà nổ tung tóe, mảnh vỡ văng vào mắt trái của bé gái 9 tuổi làm rách giác mạc.

Tại khoa Nhi, Bệnh viện Mắt TP HCM, bệnh nhi được xác định thủng tròng đen nên phải khâu giác mạc. Dù đã cố gắng để giữ lại mắt cho bé, nhưng theo các bác sĩ, do vết sẹo trong mắt khá to nên rất khó khả năng phục hồi thị lực hoàn toàn.

Tại giường bệnh, bé gái nhà ở Bình Phước này cho hay, do không nghĩ chiếc quẹt gas có thể nổ nên mới lấy nghịch. “Không ngờ chỉ rơi từ tay xuống đất mà nó đã vỡ tung từng mảnh”, em bé nói.

Theo các bác sĩ, đến sáng 18/8, tức 3 ngày sau khi phẫu thuật, khả năng mắt của bé bị nhiễm trùng vẫn còn rất cao.

Cũng tại Bệnh viện Mắt vài ngày trước đó, một bé trai 6 tuổi nhập viện trong tình trạng mắt bị cườm nước và rách giác mạc do một cây tăm xỉa răng cắm vào mắt trong lúc nghịch. Kể lại với các bác sĩ, cậu học trò cho biết, do cây súng nhựa bắn hơi bị mất hết đạn, cậu nảy sáng kiến lấy cây tăm xỉa răng gắn vào làm đạn để chơi bắn nhau. Hậu quả là một viên đạn cắm luôn vào mắt trong lúc đánh trận giả.

Các bác sĩ cho biết, dù đã được vá chỗ giác mạc bị thủng và xuất viện nhưng với tổn thương trên, thị lực của bé vẫn không thể được như trước.

Một trường hợp khác là một học sinh lớp 8, nhập Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai trong tình trạng thủng giác mạc và đầy mủ mắt. Người nhà cho biết, phải qua nhiều lần tra hỏi, cu cậu mới khai thật là đã bị mũi phi tiêu tự chế ghim vào mắt trong lúc chơi trò bắn nhau với bạn.

Theo bác sĩ Võ Thị Chinh Nga, Trưởng khoa mắt Nhi, Bệnh viện Mắt TP HCM, lượng trẻ bị tổn thương mắt vào bệnh viện chữa trị do đùa nghịch như các trường hợp trên không hiếm.

“Nguyên nhân thường thấy là các em đùa giỡn khiến ngã đập mắt vào cạnh cửa cạnh bàn; hoặc chơi bắn bi, ném bút, thước, compa khiến vật bay vào mắt. Riêng nguyên nhân do quẹt gas bị nổ gây hỏng mắt, mỗi năm có đến vài trường hợp”, bác sĩ Nga nói.

Cũng theo bác sĩ Nga, các tổn thương ở mắt thường khiến bệnh nhân giảm thị lực sau chữa trị. Trong số đó, không ít bé do vết thương quá nặng hoặc chậm nhập viện đã phải mất đi thị lực vĩnh viễn.

Từ thực tế trên, bác sĩ Nga khuyên phụ huynh nên căn dặn các em không được đùa nghịch với vật nhọn, kể cả quẹt gas vì có thể gây nổ. Trường hợp bị tổn thương, để tránh nhiễm trùng, bệnh nhân nên được rửa sạch vết thương, giữ gìn vệ sinh rồi đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám điều trị kịp thời.
Nguồn http://yeusuckhoe.net/4482/nhieu-be-bi-ton-thuong-mat-do-nghich-ngom.html